Sinh thăng: đi từ dưới lên trên, bắt đầu từ màu nền sẽ sinh màu tường vách, màu này lại tiếp tục sinh màu mái (hay màu trần). Ví dụ như nền màu gạch nung đỏ cam (hỏa) thì tường màu vàng (thổ) và đến trần thì màu trắng (kim). Cách này hay được dùng vì đem lại sự hài hoà nhẹ nhàng và quen mắt. Lưu ý đến cả màu của vật liệu xây dựng chứ không chỉ là màu sơn thuần tuý.
Khắc giáng: tiến hành ngược lại, đi từ trên xuống dưới, tức màu mái (hay màu trần) sẽ khắc màu tường, rồi màu vách tường lại tiếp tục khắc xuống màu của nền hay sàn. Ví dụ như trần màu trắng (kim) thì tường màu xanh (mộc, bị kim khắc) rồi đến nền gạch và trang trí màu vàng đất (thổ, bị mộc khắc) cách này đem lại sự tương phản mạnh và ấn tượng.
Tương sinh theo ngũ hành mệnh trạch thì lấy màu thuộc bản mệnh của chủ nhà và hai màu trước – sau trên vòng tròn sinh khắc mà phối. Màu tương khắc (hai màu ở xa còn lại) thì nên dùng hạn chế. Ví dụ như một gia chủ có mạng thổ thì màu chủ đạo sử dụng là màu vàng (thổ) sau đó bổ sung hai màu của hành hỏa (đỏ, cam) và hành kim (trắng, xám). Còn màu đen (thủy) và xanh lá cây (mộc) thì dùng điểm xuyết như khung cửa, rèm… Đây cũng là nguyên tắc hài hoà ngũ hành theo quan điểm vạn vật đều có chứa cả ngũ hành trong cơ cấu một hành nổi trội, chứ không nên hiểu sai lệch rằng chủ nhà mạng hỏa thì cả nhà đều sơn một màu đỏ hành hỏa hết (?!)
Nói chung, sử dụng màu sắc trong kiến trúc và đời sống sinh hoạt hàng ngày là một vấn đề hết sức riêng tư và nhạy cảm, không thể áp đặt gò bó. Hiểu biết về màu sắc theo phong thủy là để có được sự chọn lựa hợp lý – tạo sinh khí hơn cho bản thân và môi trường sống của mình. Nếu như mỗi người xác định được một gu thẩm mỹ riêng, một mối quan hệ trong ngoài hợp lý và những chọn lựa có chắt lọc, lắng nghe ý kiến nhà chuyên môn thì hoàn toàn có thể khai thác tốt các hiệu quả màu sắc trong không gian sống của mình.
DiaOcOnline.vn - Theo Sài Gòn Tiếp Thị
Có thể bạn quan tâm:
Báo giá sơn
Sơn nội thất
Sơn ngoại thất